Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường gặp

Hệ tiêu hóa là nơi chứa và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Nếu thức ăn có vấn đề như hư thối, bẩn, nhiễm khuẩn, ôi thiêu,… sẽ gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa nhất là sức khỏe của chúng ta. Sau đây chúng ta tìm hiểu các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa để có cách phòng tránh bệnh.

 Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường gặp:

1/ Bệnh lỵ:




  • Bệnh này gồm 2 loại: Lỵ trực trùng là do nhiễm khuẫn đường tiêu hóa cấp tính, biểu hiện chính là tiêu chảy, đau quặng bụng, sốt,…bệnh gây thành dịch do vi khuẩn Shigella gây ra. Lỵ amip không gây dịch do amip Entamoeba Histolytica gây ra, bệnh có thể cấp hoặc mãn tính.
  • Bệnh thường xuất hiện ở những nơi đông dân cư, nơi kém vệ sinh. Bệnh lây qua phân người bệnh hoặc ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn lỵ. Tác hại của bệnh: khiến người bệnh sốt cao, đau bụng dữ dội, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân đi ra có lẫn mủ nhầy và máu đỏ tươi. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến bệnh nhân bị suy kiệt cơ thể.


2/ Bệnh tả:




  • Một trong những căn bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính do vi khuẩn tả gây ra khiến bệnh nhân nôn mửa, ỉa chảy liên tục gây ra mất nước. Bệnh truyền nhiễm từ người bệnh qua người bình thường trực tiếp hay gián tiếp thông qua nước hoặc thức ăn có nhiễm tả.
  • Triêu chứng bệnh tả: 
    • Thời kỳ ủ bệnh từ 4 giờ đến 4 ngày từ khi nhiễm virut.
    • Thời kỳ khởi phát gây sốt và tiêu chảy khiến người bệnh nhầm tưởng là tiêu chảy bình thường.
    • Thời kỳ toàn phát gây nôn và tiêu chảy dữ dội. Tiêu chảy có thể đi trên 20 lần trong ngày, phân thường lỏng, đục có màu giống nước vo gạo hoặc màu trắng trong, không có máu nhưng có mùi hôi khó chịu, đặc biệt có lợn cợn những vệt trắng chứa vi khuẩn tả. Tình trạng này kéo dài lamg bệnh nhân suy kiệt cơ thể, mặt lờ đờ, hốc hác do tình trạng mất nước.


3/ Bệnh thương hàn:



  • Nguyên nhân gây bệnh thường lây qua đường ăn uống, vệ sinh cá nhân, tắm giặt... tiếp xúc với mầm bệnh từ vật nuôi, gia xúc trong nhà hoặc phân người bệnh.
  • Biều hiện của bệnh là gây đau bụng, sốt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa...
  • Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ phát sinh các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, viên đại tràng, túi mật, gan, ruột thừa, thận, cơ tim, màng não,...


Các biện pháp phòng bệnh nhiễm khuẫn đường tiêu hóa:


  • Nguyên tắc chính trong công tác phòng tránh các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là tránh xa nguồn bệnh. Đặc biệt, mỗi cá nhân nên chủ động giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… tốt. Với bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nên được cách ly và điều trị triệt để để tránh nguy cơ bùng phát thành dịch.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM